Taiwan Oligo Fucoidan - niềm hy vọng mới của bệnh nhân đái tháo đường

Taiwan Oligo Fucoidan đã và đang được chứng minh về tác dụng kiểm soát tốt bệnh lý đái tháo đường. Sản phẩm giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc các thông tin tổng quan về tác dụng của Taiwan Oligo Fucoidan đối với bệnh lý đái tháo đường.

  1. Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do giảm tiết insulin, khiếm khuyết về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết kéo dài có thể khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, cũng như xuất hiện các biến chứng nguy hiểm nếu không được dự phòng và điều trị kịp thời.

Insulin là hormon được tiết ra bởi tế bào Beta tuyến tụy. Đây là hormon duy nhất có tác dụng làm hạ đường huyết. Do đó, việc thiếu hụt Insulin hoặc khiếm khuyết về tác động của nó đều có thể gây ra bệnh cảnh của đái tháo đường.

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới WHO, đái tháo đường được chia thành 3 loại chính:

  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Đái tháo đường thai kỳ  

Ngoài ra, bệnh lý đái tháo đường do một số nguyên nhân khác gây ra như: đái tháo đường do điều trị HIV/AIDS, đái tháo đường do sử dụng hóa chất hoặc thuốc, đái tháo đường ở trẻ sơ sinh,...


Đái tháo đường là bệnh lý tiềm ẩn với nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

  1. Tiêu chuẩn nhận biết bệnh đái tháo đường

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chẩn đoán bệnh đái tháo đường cần thoả mãn một trong 4 tiêu chí sau:

  • Glucose huyết tương khi đói (FPG): ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Trước khi làm xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng.
  • Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp 75g glucose đường uống (OGTT): ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Bạn cần uống 75g glucose trong 5 phút và thực hiện xét nghiệm sau 2 giờ.
  • HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Đây là chỉ số phản ánh mức đường huyết trung bình liên tục trong vòng 3 tháng liền.
  • Glucose huyết tương ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Xét nghiệm này được thực hiện khi bạn có triệu chứng kinh điển của tăng đường trong máu như ăn nhiều, sụt cân, tiểu nhiều, uống nhiều mà không rõ nguyên nhân.

Dưới đây là bảng Tiêu chuẩn nhận biết bệnh lý Đái tháo đường theo ADA 2023:

Xét nghiệm

Đường huyết

bình thường

Tiền đái tháo đường

Chẩn đoán

 Đái tháo đường

Đường huyết

lúc đói

< 4.0 - 5.6 mmol/L

(< 72 - 100 mg/dL)

< 5.6 - 6.9 mmol/L

(< 101 - 125mg/dL)

7 mmol/L

(126 mg/dL)

Ít nhất qua 2 lần thử

Nghiệm pháp

 dung nạp Glucose

< 7.8 mmol/L

(<140 mg/dL)

7.8 - 11.1 mmol/L

(140 - 200 mg/dL)

11.1 mmol/L

(126 mg/dL)

Đường huyết  ngẫu nhiên

< 7.8 mmol/L

(<140 mg/dL)

7.8 - 11.1 mmol/L

(140 - 200 mg/dL)

11.1 mmol/L

(126 mg/dL)

Ít nhất qua 2 lần thử

HbA1c

< 5.7%

5.7 - 6.4%

6.5%

  1. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý đái tháo đường

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh đái tháo đường có thể thay đổi theo từng type. Tuy nhiên, các triệu chứng của đái tháo đường (trừ đái tháo đường type 1) khá mờ nhạt, chỉ có thể phát hiện khi người bệnh thực hiện đo đường huyết hoặc đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

3.1. Triệu chứng điển hình

Các triệu chứng hay gặp nhất có thể hiểu một cách đơn giản là “ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều’’

  • Tiểu nhiều: Thông thường, lượng nước tiểu trung bình có thể từ 800 - 1800mL/24h, tùy thuộc vào lượng nước nạp vào của cơ thể. Tuy nhiên, lượng nước tiểu của người bị đái tháo đường có thể lên đến 3000 mL/24h, thậm chí là 5000mL/24h.
  • Uống nhiều, khát nước nhiều:  Thông thường, người bình thường đi tiểu từ 8 - 10 lần/ ngày tùy theo lượng nước dung nạp. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường thường đi tiểu mỗi 30 - 60 phút/ lần. Việc đi tiểu nhiều làm cho người bệnh luôn cảm giác khát, cần bổ sung lượng nước đã mất đi do tiểu nhiều.
  • Ăn nhiều, sụt cân và mệt mỏi: Thiếu Insulin khiến đường trong máu không thể chuyển hóa thành năng lượng. Do đó, người bệnh cần ăn nhiều để có thể cung cấp đủ năng lượng duy trì cho cơ thể. Đồng thời, cơ thể còn tăng cường chuyển hóa năng lượng từ cơ và mỡ để bổ sung. Do đó, người bệnh vẫn sẽ bị sụt cân, mệt mỏi và gầy đi dù thấy mình đã ăn nhiều.

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải, ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân.

3.2. Triệu chứng ít gặp

Các triệu chứng ít hoặc gặp của bệnh thường xuất hiện khi bệnh đã diễn tiến trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:

  • Nhiễm trùng và chậm lành vết thương: Tình trạng đường huyết tăng cao thường xuyên là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Điều này gây ra tình trạng nhiễm trùng, khiến vết thương rất khó lành. 

Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

  • Ngứa ran, tê bì ở tay chân: Đi tiểu nhiều làm cho người bệnh khô da và hay gặp tình trạng ngứa và tê bì. Da người bệnh có thể xuất hiện các vết xước do gãi ngứa, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Da người bệnh thường xuyên bị khô, dẫn đến tình trạng ngứa và tê bì.

  • Giảm thị lực: Đường huyết tăng cao, có thể kèm với tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây bệnh võng mạc và dây thần kinh thị giác. Điều này dẫn đến tình trạng giảm thị lực, nhìn mờ thậm chí mù lòa.

Thị lực của người bệnh đái tháo đường thường bị suy giảm, thậm chí là mù lòa.Thị lực của người bệnh đái tháo đường thường bị suy giảm, thậm chí là mù lòa.

  • Thiếu máu, phù nề, tăng huyết áp: Những biến chứng này thường gặp trong biến chứng suy thận do đái tháo đường.
  • Lú lẫn, lơ mơ, kích động hoặc hôn mê: Việc đường huyết tăng quá cao làm thay đổi cân bằng nội môi gây ra tình trạng nhiễm toan chuyển hóa hoặc tăng áp lực thẩm thấu. Điều này dẫn đến tình trạng thay đổi ý thức dẫn tới hôn mê.
  • Suy hô hấp do lao phổi: Một số bệnh bị đái tháo đường lâu năm thường dễ mắc bệnh lao phổi. Từ đó dẫn đến các biến chứng hô hấp như suy hô hấp, ho, sốt về chiều…
  • Tử vong: Hôn mê sâu do tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan chuyển hóa quá nặng hoặc hạ đường huyết quá mức gây ra tình trạng thở chậm, tụt huyết áp. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới ngừng tim, ngừng thở cuối cùng là tử vong.
  1. Nguyên nhân gây bệnh

Mỗi type đái tháo đường sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Vì vậy, chúng tôi chỉ đề cập những nguyên chính dẫn đến bệnh lý đái tháo đường để bạn dễ dàng nhận biết.

4.1. Đái tháo đường type 1

Nguyên nhân chính dẫn đến đái tháo đường type 1 chủ yếu do di truyền. Tế bào Beta tuyến tụy không sản xuất insulin (thiếu insulin tuyệt đối). Điều này dẫn đến tình trạng cơ thể không kiểm soát được đường huyết, gây ra đái tháo đường type 1.

4.2. Đái tháo đường type 2

Nguyên nhân chủ yếu do cơ thể kháng insulin hoặc sản xuất insulin không hiệu quả. Khi cơ thể dung nạp quá nhiều đường, tuyến tụy phải tiết insulin liên tục để điều hòa đường huyết. Từ đó, cơ thể bắt đầu có sự đề kháng insulin và tuyến tụy không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng insulin. Điều này dẫn đến cơ thể bắt đầu thiếu insulin, gây ra đái tháo đường type 2.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2. Cụ thể:

  • Di truyền: Người thân trong nhà (ba, mẹ, anh chị em ruột…) bị đái tháo đường
  • Lối sống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động, thức khuya, căng thẳng kéo dài, sử dụng rượu bia, thuốc lá…
  • Béo phì, thừa cân.
  • Bệnh lý mạn tính: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… làm nguy cơ bị đái tháo đường type 2.
  • Lớn tuổi.
     

Người trên 65 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn so với người trẻ. 

4.3. Đái tháo đường thai kỳ

Do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, chỉ gặp ở 3 tháng giữa và 3 tháng sau của thai kỳ, và không có hiện diện của Đái tháo đường type 1 hoặc 2 trước đó.

  1. Taiwan Oligo Fucoidan - Niềm hy vọng mới trong hỗ trợ, điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những tác dụng tiềm năng của Oligo Fucoidan trong việc hỗ trợ điều trị, kiểm soát bệnh lý đái tháo đường. Cụ thể:

  • Oligo Fucoidan giúp ức chế các enzyme chuyển hóa tinh bột α-amylaseα-glucosidase, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao sau bữa ăn, làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate đồng thời tăng khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể.
  • Oligo Fucoidan ức chế dipeptidyl peptidase IV, giảm tình trạng thoái hóa hormone Incretin. Đây là một loại hormone tiêu hóa giúp ngăn ngừa tăng đường huyết, kích thích tiết insulin sau bữa ăn.
  • Oligo Fucoidan giúp cải thiện độ nhạy insulin, đồng thời giảm quá trình phân giải lipid cơ bản trong tế bào mỡ. Từ đó giảm lượng đường huyết trong cơ thể do hấp thu glucose.

Oligo Fucoidan được chứng minh có tác dụng trong hỗ trợ, điều trị và kiểm soát bệnh lý đái tháo đường.

Hiện nay, bệnh đái tháo đường được kiểm soát bằng Oligo Fucoidan của Taiwan Oligo Biotechnology Corp cho các chỉ số đường huyết rất khả quan, đặc biệt là HbA1c. Oligo Fucoidan trọng lượng phân tử thấp được chiết xuất hoàn toàn 100% từ tảo biển nâu tự nhiên giúp kiểm soát đường huyết, bảo vệ chức năng thận, không có tác dụng phụ, hỗ trợ cải thiện và tăng cường sức khỏe. Tại các bệnh viện lớn ở Đài Loan, Oligo Fucoidan đã được đưa vào sử dụng trong nhiều phác đồ điều trị bệnh mạn tính (trong đó có đái tháo đường). Đặc biệt, nhiều thử nghiệm lâm sàng trên thế giới cũng đã chỉ ra tác dụng của Oligo Fucoidan trên bệnh nhân đái tháo đường.


Oligo Fucoidan được công nhận có tác dụng trong việc kiểm soát đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh lý đái tháo đường.

Ở Việt Nam, công ty TNHH MTV Biotech Herbal đang là đại lý độc quyền phân phối Oligo Fucoidan của Taiwan Oligo Biotechnology Corp. Nếu bạn muốn được thăm khám hay tư vấn thêm về hiệu quả của Oligo Fucoidan, hãy liên hệ ngay qua hotline: 0565 696 668 hoặc để lại thông tin cần tư vấn qua Fanpage của TS. BS Nguyễn Ngô Lê Minh Anh tại đây.

Địa chỉ phòng khám: Số 19 Đường 24, Khu dân cư Him Lam, Bình Hưng, Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh (Khu Trung Sơn - kế bên ĐH RMIT) 

Đái tháo đường là một căn bệnh diễn râm âm thầm và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy nếu bạn nhận thấy cơ thể mình đang có một trong các triệu chứng điển hình bệnh đái tháo đường trên hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Thông tin tham khảo:

Fucoidan Structure and Its Impact on Glucose Metabolism: Implications for Diabetes and Cancer Therapy

Fucoidan-based hydrogels particles as versatile carriers for diabetes treatment strategies

Oligo-Fucoidan Improves Diabetes-Induced Renal Fibrosis via Activation of Sirt-1, GLP-1R, and Nrf2/HO-1: An In Vitro and In Vivo Study

TS. BS Nguyễn Ngô Lê Minh Anh
Bài viết đã được kiểm duyệt bởi: TS.BS. Nguyễn Ngô Lê Minh Anh
  • Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
  • Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
  • Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu
  • Nghiên cứu viên quốc tế Taiwan Oligo Biotechnology Corp.